Thủ tục chuyển nơi đóng BHXH cho doanh nghiệp mới nhất năm 2021. Thủ tục chuyển cơ quan quản lý BHXH khi thay đổi địa chỉ kinh doanh. Sau khi công ty đã thay đổi địa chỉ trụ sở chính trên giấy phép kinh doanh cần làm những thủ tục hồ sơ để chuyển nơi đăng ký tham gia bảo hiểm sang Cơ quan BHXH nơi đặt trụ sở mới.
Những lưu ý về thủ tục chuyển nơi đóng BHXH cho doanh nghiệp
- Chậm nhất, vào ngày 15 của tháng cuối cùng trước khi chuyển đi, đơn vị lập danh sách các phát sinh tăng, giảm nộp cho cơ quan BHXH nơi đi.
- Thu hồi thẻ BHYT còn giá trị nộp cho cơ quan BHXH nơi đi trước ngày 5 của tháng giảm, trường hợp không trả thẻ thì phải lập danh sách bổ sung giá trị thẻ còn lại.
- Thanh toán đầy đủ tiền BHXH, BHYT đến tháng chuyển đi, lập thủ tục chốt sổ và nộp hồ sơ giải quyết chế độ cho người lao động tại BHXH nơi đi dứt điểm đến thời điểm chuyển đi.
- Kịp thời đăng ký tham gia BHXH, BHYT ngay từ tháng tiếp theo tại BHXH nơi đến (nộp hồ sơ đăng ký ngay, đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng đầu tiên để được cấp thẻ BHYT cho người lao động), không chờ phải giải quyết xong những tồn tại với cơ quan BHXH cũ.
Ví dụ: Đơn vị chuyển từ thành phố xuống quận A từ 1/7/2021, thì nộp hồ sơ đăng ký với quận A ngay từ tháng 6/2021.
Thủ tục chuyển cơ quan quản lý BHXH khi thay đổi địa chỉ kinh doanh
Sau khi công ty đã thay đổi giấy phép kinh doanh chuyển địa điểm trụ sở thì công ty cần làm những thủ tục hồ sơ chuyển nơi đăng lý tham gia bảo hiểm sang cơ quan BHXH nơi đặt trụ sở mới.
Bước 1: Chuyển bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH nơi chuyển đi
Doanh nghiệp phải làm hồ sơ 600a báo giảm tất cả lao động đang tham gia nộp hồ sơ điện tử qua Cổng thông tin BHXH Việt Nam. Sau khi báo giảm xong hãy liên hệ người quản lý thu để xác nhận công nợ để thanh toán cho BHXH. Sau khi thanh toán công nợ cho BHXH xong Doanh Nghiệp tiếp tục nộp hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH chậm nhất ngày 15 của tháng cuối cùng trước khi chuyển đi.
– Thành phần hồ sơ:
- Quyết định/Văn bản chuyển quận của đơn vị, Giấy Phép Kinh Doanh mới bản sao (1 bản).
- Hồ sơ 600a lúc đầu mình đã báo giảm qua điện tử bây giờ mình in ra ký đóng dấu để gửi BHXH
- Sổ BHXH để làm chốt sổ cho nhân viên.
– Số lượng: 01 bộ
– Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ báo giảm của Công ty.
Bước 2: Chuyển bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH nơi chuyển đến
Báo tăng BHXH, BHYT, BHTN đối với cơ quan BHXH nơi chuyển đến
* Thành phần hồ sơ:
+ Thông báo chuyển địa điểm
+ Biên bản chuyển địa bàn quản lý BHXH
+ Tổng hợp danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT.
+ Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN (mẫu C12_TS).
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (mẫu số TK3-TS, 1 bản).
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu số TK1-TS, 1bản/người).
– Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh/hoạt động (bản sao có chứng thực)
– Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (mẫu D02-TS, 1 bản)
– Phiếu giao nhận hồ sơ đăng ký BHXH, BHYT bắt buộc (mẫu 101, 02 bản)
* Số lượng: 01 bộ
* Nơi nộp: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện cho cơ quan BHXH nơi trụ sở công ty bạn vừa chuyển đến.
Lưu ý:
- Trong vòng 4 ngày kể từ ngày nhận thông báo chấp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH đơn vị phải chuyển ngay số tiền tham gia BHXH, BHYT, BHTN tháng đầu tiên để cơ quan làm căn cứ cấp thẻ BHYT kịp thời cho người lao động.
- Nếu nộp hồ sơ và nhận kết quả qua bưu điện thì thời hạn giải quyết hồ sơ sẽ cộng thêm 2 ngày cho mỗi lượt.
Qua bài viết trên dichvukhaibaothue.com đã thông tin chi tiết về thủ tục và quy trình làm thủ tục chuyển cơ quan quản lý BHXH khi thay đổi địa chỉ kinh doanh năm 2021. Hi vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các nội dung thủ tục chuyển nơi đóng bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp. Nếu bạn có thắc mắc cần tư vấn vui lòng để lại câu hỏi ở khung bình luận bên dưới để được hỗ trợ.