Hướng dẫn thành lập công ty năm 2021 mới nhất theo Luật doanh nghiệp năm 2020. Mời các bạn tham khảo bài viết của Tư vấn DNL sẽ giúp các bạn giải quyết được các thắc mắc về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp? Tên công ty như thế nào? mức vốn điều lệ cần đăng ký bao nhiêu? danh mục các ngành nghề cần kinh doanh ra sao? Và các thủ tục thành lập công ty tiến hành như thế nào?
Hướng dẫn thành lập công ty năm 2021
Chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
Các loại hinh doanh nghiệp thường đăng ký: công ty cổ phần , công ty tnhh 1tv, công ty tnhh 2 tv trở lên, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh. Tùy theo nhu cầu kinh doanh của bạn để lựa chọn loại hình cho phù hợp. Cụ thể như sau:
- Nếu bạn có 1 người góp vốn kinh doanh có thể chọn công ty tnhh 1tv hoặc doanh nghiệp tư nhân.
- Nếu có 2 người cùng góp vốn kinh doanh có thể lựa chọn công ty TNHH 2tv hoặc công ty hợp danh.
- Nếu bạn có 3 người cùng góp vốn kinh doanh có thể chọn công ty cổ phần hoặc công ty TNHH 2tv trở lên.
- Mỗi công ty sẽ có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Bạn có thể tham khảo thêm ưu nhược điểm của các loại hình công ty để hiểu rõ hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Dịch vụ thành lập công ty TP.HCM
- Hướng dẫn thành lập công ty chính xác
- Thành lập công ty trọn gói uy tín
Tên công ty như thế nào?
Chọn tên công ty khi kinh doanh không chỉ để giao dịch mà còn để tạo nên thương hiệu riêng để khách hàng phân biệt doanh nghiệp bạn với các đối thủ.
Tên công ty bạn có thể chọn theo sở thích, lĩnh vực kinh doanh doanh, tên các thành viên góp vốn, tên vợ chồng, con cái,…
Khi đặt tên bạn nên lưu ý các tên mà doanh nghiệp khác chưa lấy hoặc các tên trùng dễ gây nhầm lẫn. Bạn có thể tham khảo thêm cách đặt tên công ty theo đúng quy định pháp luật để hiểu rõ hơn.
Địa chỉ đặt trụ sở kinh doanh
Địa chỉ kinh doanh của công ty có thể đặt tại nhà riêng, thuê địa chỉ kinh doanh tại các quận trung tâm hoặc có thể thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ của các đơn vị khác để tiết kiệm chi phí.
Nếu công ty bạn phải thường xuyên tiếp các khách hàng trong và ngoài nước thì nên thuê các địa chỉ tại các quận trung tâm để tạo nên hình ảnh công ty.
Nếu công ty bạn làm việc online và ít tiếp xúc với khách hàng có thể chọn các địa chỉ ở xa các quận trung tâm để tiết kiệm chi phí.
Khi chọn địa chỉ công ty bạn cần cung cấp đủ các cấp: tên đường, phường, quận, thành phố. Ví dụ: 567/107/6 Lê Văn Khương, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Lưu ý địa chỉ công ty không được đặt tại các chung cư chỉ để ở. (Thực hiện quy định tại khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015)
Vốn điều lệ công ty
Khi chọn mức vồn điều lệ công ty cần căn cứ theo các yếu tố như sau:
Lĩnh vực kinh doanh
Nếu bạn kinh doanh về lĩnh vực tư vấn dịch vụ thì mức vốn có thể thấp.
Nếu bạn kinh doanh về thương mại cần nhập số lượng hàng hóa lớn thì sẽ chọn mức vốn tương ứng với các mặt hàng mình cần kinh doanh. Ví dụ: bạn kinh doanh ô tô nhập khẩu thì mức vốn phải cao hơn lô hàng bạn sắp nhập
Nếu bạn kinh doanh bên lĩnh vực thi công xây dựng hay đấu thầu các dự án thì bạn phải chọn mức vốn tương ứng với các gói thầu mình sắp tham gia hoặc chuẩn bị trước cho sau này.
Trách nhiệm và quyền lợi theo mức vốn góp
Mức vốn điều lệ công ty khi kinh doanh còn để xác định quyền lợi và trách nhiệm của mỗi thanh viên góp vốn.
Nếu bạn góp vốn chiểm tỷ lệ 70% vốn điều lệ thì sau này lợi nhuận bạn được tương ứng với mức vốn đã góp và ngược lại nếu kinh doanh thua lỗ bạn cũng sẽ chịu mức lỗ 70% như mức vốn đã góp.
Căn cứ xác định mức lệ phí môn bài phải nộp
Mức vốn điều lệ đăng ký khi thành lập công ty còn để xác định mức lệ phí môn bài phải nộp hằng năm. Cụ thể:
– Mức vốn điều lệ đăng ký dưới 10 tỷ sẽ nộp lệ phí môn bài 2.000.000 đồng/ năm
– Mức vốn điều lệ đăng ký trên 10 tỷ sẽ nộp lệ phí môn bài 3.000.000 đồng/ năm
Mức vốn điều lệ khi đăng ký thành lập công ty không cần phải xác minh tài chính đối với cá nhân nhưng các bạn nên căn cứ theo tình hình thực tế của bạn để đăng ký cho phù hợp.
Đối với mức góp vốn của tổ chức hoặc các cá nhân nước ngoài phải xác minh tài chính và góp bằng chuyển khoản.
Ngành nghề kinh doanh
Tùy theo nhu cầu kinh doanh hoặc các nhu cầu trong tương lai để chọn ngành nghề cho phù hợp.
Tham khảo: Danh mục ngành nghề kinh doanh mới nhất hiện này
Hiện tại theo quy định doanh nghiệp được chọn nhiều ngành nghề kinh doanh khi thành lập nhưng không được chọn các ngành nghề kinh doanh nhà nước cấm.
Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì các bạn yên vẫn được cấp nhé. Nhưng trước khi hoạt động ngành đó bạn phải cung cấp các điều kiện mà ngành đó quy định (Giấy phép con hoặc các chứng chỉ,…). Bạn có thể tham khảo thêm các ngành nghề nghề kinh doanh có điều kiện mới nhất hiện nay.
Đại điện pháp luật công ty
Đại diệp pháp luật công ty hay còn gọi là giám đốc/tổng giám đốc công ty. Tùy theo nhu cầu kinh doanh của mỗi công ty để chọn giám đốc cho phù hợp.
Công ty TNHH và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Được quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong điều lệ của doanh nghiệp.
Nếu bạn chọn thành lập công ty TNHH 1TV, DNTN thì chủ sở hữu có thể kiểm luôn chức vụ giám đốc công ty hoặc có thể thuê một cá nhân khác làm giám đốc cho công ty mình. Hiện nay một cá nhân có thể làm giám đốc cho nhiều doanh nghiệp.
Nếu bạn chọn loại hình công ty cổ phần, công ty TNHH 2TV trở lên, công ty hợp doanh có thể cử tra 1 thành viên/ cổ đông để làm giám đốc hoặc cũng có thể thuê 1 cá nhân để đảm nhiệm chức vụ này.
Yều cầu và điều kiệm để làm giám đốc công ty. Bạn tham khảo thêm bài viết những yêu cầu để làm giám đốc công ty.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các thông tin trên các bạn cần soạn thảo hồ sơ theo các mẫu quy định như sau:
Thủ tục hồ sơ thành lập công ty
Các thành phần hồ sơ thủ tục mở công ty cần chuẩn bị như sau:
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần
– Điều lệ công ty
– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
+ Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập.
+ Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
+ Danh sách người đại diện theo ủy quyền (của cổ đông là tổ chức nước ngoài)
· Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Giấy đề nghị thành lập công ty TNHH 1TV
- Điều lệ công ty TNHH 1TV
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền Và danh sách người đại diện theo ủy
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty
- Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức);
- Danh sách thành viên theo mẫu quy định
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hồ sơ thành lập công ty hợp doanh
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của các thành viên hợp danh);
- Danh sách thành viên
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Các bước nộp hồ sơ thành lập công ty
Bước 1. Nộp hồ sơ
Cách thức thực hiện:
Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập công ty nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
Hoặc người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trình tự thực hiện:
Trường hợp nộp trực tiếp:
Sau khi các hồ sơ thành lập công ty đã được hoàn thiện, Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập công ty nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư
– Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận, lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, trao cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn cho người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Trường hợp nộp qua mạng điện tử
+ Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:
- Hồ sơ thành lập công ty qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 36 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Khoản 3, Khoản 4 Điều 36 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ;
- Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về thành lập công ty.
- Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ thành lập công ty qua mạng điện tử.
+ Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:
- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 36 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Khoản 3, Khoản 4 Điều 36 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ;
- Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.
- Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ thành lập công ty qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập công ty sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ thành lập công ty qua mạng điện tử.
Bước 2. Xử lý hồ sơ
Trường hợp đăng ký trực tiếp:
– Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.
– Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.
Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:
– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:
– Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ.
– Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3. Nhận kết quả
Trường hợp đăng ký trực tiếp: Sau khi hồ sơ đã hợp lệ người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền mang biên nhạn lên để nhận giấy phép kinh doanh.
Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:
Sau khi có thông báo hợp lệ người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền mang biên nhận và thông báo hợp lệ lên để nhận giấy phép đăng ký kinh doanh
Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:
- Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và Thông báo hồ sơ hợp lệ qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.
Trên đây là hướng dẫn thành lập công ty năm 2021 của dichvukhaibaothue.com, hi vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước nộp hồ sơ thanh lập công ty theo luật doanh nghiệp năm 2020. Nếu bạn có thắc mắc cần tư vấn vui lòng gọi điện đến số Hotline: 0949883779 hoặc để lại bình luận để được hỗ trợ.